Nguyễn Bỉnh Khiêm là một danh sĩ đỗ đạt cao, một nhà khoa bảng lớn, đã từng là một vị quan to của triều đình phong kiến nhà Mạc, trong thế kỷ XVI. Nguyễn Bình Khiêm là nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam, và là một nhà thơ yêu nước và có một tấm lòng yêu nước thương dân và lòng căm thù giặc sâu sắc đối với kẻ thù xâm lược. Rất nhiều tác phẩm của ông thể hiện điều này và bài thơ Ghét chuột là một trong số đó
Ghét chuột là bài thơ nằm trong tập thơ chữ Hán “Bạch Vân Am thi tập” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tiêu đề của bài thơ đã tỏ rõ thái độ quyết liệt của ông: căm ghét” lũ chuột” làm hại dân chúng. Một biện pháp hoán dụ được nhà thơ thể hiện rõ trong bài thơ:
Những câu thơ đầu của bài thơ được Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng ngôn ngữ trang trọng, mang màu sắc giáo huấn, phản ánh tư tưởng “lấy dân làm gốc”. Con người phải được dạy dỗ, biết làm ăn, sống vì một đạo lý cao đẹp:
- Vốn trời sinh ra dân
Ấm no đều muốn được
Ôi! Xưa bậc thánh nhân
Dạy dân trồng ngũ cốc
Cha mẹ được phụng thờ
Vợ con được săn sóc
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ luôn có tấm lòng yêu thương dân chúng, mong cho dân chúng có cơm ăn áo mặc và sự ổn định, gắn bó với nhân dân. Ông cũng được coi là một trong những bậc thánh nhân đang gắn bó và có những tình cảm quý mến và coi trọng dân chúng. Trong những câu thơ đầu tiên này, Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao nhân dân, coi nhân dân là nền tảng và cố gắng để phụng sự cho cuộc sống của nhân dân, một đức tính cao quý của một nhà nho chân chính. Cuộc sống trong nhân dân phải có trên có dưới, cha mẹ thì được con cái phụng sự, vợ chồng thì săn sóc và chung thủy với nhau. Có thể thấy những điều mà Nguyễn Bỉnh Khiêm nếu ra là mong muốn hướng tới và xây dựng một cuộc sống hạnh phúc hơn. Đây cũng là điều mà tác giả đang mang muốn thể hiện một tình cảm về một cuộc sống của nhân dân, gắn bó với cuộc sống của nhân dân.
2.Chuột lớn sao bất nhân ?
Gậm khoét thật thảm độc
Đồng ruộng trơ rơm khô
Kho đụn kiệt gạo thóc
Khó nhọc nông phu than
Đói gầy nông phụ khóc.
Sao dám khinh mạng dân?
Phá hoại thật tàn khốc
Rình mò dưới lỗ hang
Thần dân đều căm tức!
Trong cuộc sống đẹp như bức tranh được Nguyễn Bỉnh Khiêm vẽ nên bỗng xuất hiện những con “chuột lớn”. Mười câu thơ tiếp theo nói về “lũ chuột lớn bất nhân”. Nghệ thuật phúng dụ được vận dụng sắc sảo đã vẽ lên bộ mặt gớm ghiếc của lũ chuột bốn chân và bầy chuột hai chân trong xã hội thối nát thời bấy giờ. Lũ chuột – loài gặm nhấm chuyên phá hoại thóc lúa hoa màu ngoài đồng, trong nhà của con người vốn chẳng được ai ưa. Những tên giặc ác được tác giả miêu tả như những con chuột chỉ biết gậm khoét, chúng chỉ phá hoại và cướp đi cuốc sống của nhân dân.” Lũ chuột” rình mò cướp đi cuộc sống bình an của nhân dân chúng ta thật khinh bỉ và căm ghét chúng, bọn chúng chỉ là những kẻ đội nốt người, không bằng những tên cầm thú.
3.Quấy nhiễu mất lòng người
Tất bị người xé xác
Thây phơi khắp thị thành
Thịt quạ diều rỉa bóc
Khiến cho lớp dân tàn
Cùng an hường hạnh phúc.
Những câu thơ cuối trong bài thơ , Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ ước mong sao diệt hết “lũ chuột” tham tàn, được “hưởng hạnh phúc no ấm” và cuộc sống “thái bình” ngay trên quê hương! Có thể nói, với bài thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đứng vào chỗ đứng của nhân dân lao động, cảm thông sâu sắc với nỗi vất vả, cực nhọc để làm ra hạt lúa của họ mà lại bị “lũ chuột” tham tàn cướp mất! Ông căm phẫn với cuộc sống khó nhọc của người dân khi có lũ chuột quậy phá. Thực tế, bài thơ của ông còn có ý cảnh cáo, răn đe và vẫn còn có sức sống dài lâu, vẫn còn mang tính thời sự và vẫn còn có ý nghĩa sâu sắc chừng nào còn có những kẻ tham quan, ô lại ở trên đời.